Việt Nam là một trong những nước có mức độ tiêu thụ rượu cao nhất thế giới. Tuy nhiên Việt Nam không chỉ nhập khẩu mà còn đánh mạnh vào xuất khẩu.
Rượu là một loại đồ uống có cồn thực phẩm. Sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc hoặc dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol).
Với những đặc tính hóa học mà việc sử dụng rượu không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, rượu lại là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu trong đời sống. Tại nhiều quốc gia; nhiều vùng miền; rượu đã trở thành đặc sản và việc cùng nhau uống rượu trong dịp lễ hội đã trở thành nét đẹp văn hóa.
Điều kiện xuất khẩu
Rượu vẫn đang là một loại hàng hóa được nhà nước cho phép kinh doanh và xuất nhập khẩu. Pháp luật đã đưa ngành nghề kinh doanh rượu vào danh mục những ngành nghề kinh doanh cần sự kiểm soát của Nhà nước. Do vậy, hoạt động xuất khẩu rượu cũng phải nằm trong khuôn khổ luật định. Theo Điều 41 Luật an toàn thực phẩm 2010, để thực hiện giấy phép để xuất khẩu rượu ra thị trường quốc tế thì cần đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn với thực phẩm xuất khẩu như sau:
– Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam như: đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng thuốc thú y; kim loại nặng; tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe; tính mạng con người; đáp ứng quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; quy định về bảo quản thực phẩm;…
– Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế; thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia; vùng lãnh thổ có liên quan.
Giấy phép xuất khẩu
Rượu xuất khẩu cũng cần đáp ứng các điều kiện về giấy chứng nhận lưu hành tự do; chứng nhận y tế; chứng nhận nguồn gốc hoặc giấy chứng nhận khác có liên quan:
1/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm; hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
– Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:
Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh rượu
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất rượu;
Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm phải đầy đủ chỉ tiêu theo QCVN và kiểm nghiệm đúng nơi quy định
Hồ sơ tự công bố sản phẩm
→ Giấy phép lưu hành tự do cho rượu được cấp tại Bộ Công Thương trong thời gian 05 ngày làm việc, thời hạn 2 năm.
2/ Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
– Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) được cấp cho thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ; vật liệu bao gói; chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
– Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị: Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh rượu; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất rượu; Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm phải đầy đủ chỉ tiêu theo QCVN và có thể hiện số lô, NSX và HSD; Hồ sơ tự công bố của sản phẩm; Giấy chứng nhân y tế cho rượu được cấp tại Bộ Y Tế trong thời gian từ 07 – 10 ngày làm việc, thời hạn 2 năm.
Thủ tục xuất khẩu rượu
Mặt hàng này không thuộc danh mục cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện nên công ty/ doanh nghiệp có nhu cầu có thể xuất khẩu như hàng hóa thương mại thông thường.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất rượu và các thương nhân phân phối muốn đưa sản phẩm rượu sang thị trường quốc tế. Để xuất khẩu mặt hàng này doanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu rượu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, để xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể tham khảo chính sách quản lý hàng hoá tại nước nhập khẩu để có thông tin về kiểm dịch, kiểm tra VSATTP và có chuẩn bị trước về chính sách quản lý hàng nhập khẩu tránh vướng mắc.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC
Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Thời gian thực hiện và thời hạn giấy phép
Thời gian thực hiện giấy chứng nhận y tế từ 07 đến 10 ngày làm việc
Giấy chứng nhận y tế – HC có hiệu lực 02 năm kể từ ngày cấp