Từ khi 3 cặp cửa khẩu, lối mở của tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nối lại hoạt động sau COVID-19, hoạt động xuất nhập khẩu trở nên sôi động hơn.
Tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, hoạt động giao thương hàng hóa, du lịch diễn ra sôi động. Nhờ chính sách cư dân biên giới, một bộ phận người lao động đang có thu nhập ổn định từ việc buôn bán hàng hóa qua cửa khẩu này. Cùng với việc cải thiện hạ tầng, các lực lượng chức năng ở đây đang tạo điều kiện khá lớn cho hoạt động xuất nhập cảnh.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
Đây là một trong những khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam quan tâm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng và quy chế, chính sách bao gồm 4 khu vực: Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số I Lào Cai; Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành – Bắc Sơn; Cửa khẩu Mường Khương và Cửa khẩu Bản Vược.
So với các địa phương khác, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có nhiều lợi thế. Đây là địa phương có cửa khẩu duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thành phố trực thuộc tỉnh, nên có một hệ thống dịch vụ hoàn thiện để phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế – thương mại, xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng để trung chuyển hàng hoá với khoảng cách ngắn nhất nối Việt Nam và các nước trong khu vực qua cảng biển tới các tỉnh miền Tây Nam – Trung Quốc và các nước ASEAN. Đây cũng là một trong những vùng đệm quan trọng nhất của Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).
Thủ tục hải quan
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục hải quan là một trong những thủ tục bắt buộc. Theo đó, cơ quan hải quan của một nước sẽ thực hiện các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với quy trình nhập khẩu hàng hóa cần phải đăng ký thông tin trên hệ thống Hải quan, hệ thống nền tảng logistics. Sau đó, biên phòng lưu thông tin khai báo về hàng hóa, phương tiện, thông tin của lái xe và kiểm tra thông tin, giấy tờ có liên quan.
Quy trình làm thủ tục hải quan tại khu kinh tế Cửa khẩu Lào Cai gồm 7 bước như sau:
Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định loại hàng hóa nhập khẩu thuộc loại nào như hàng hóa đặc biệt, hàng hóa hạn chế nhập khẩu hay cấm nhập khẩu,…
Đối với hàng hóa thương mại thông thường là những lô hàng đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu. Còn với hàng cấm nhập khẩu sẽ bắt buộc dừng toàn bộ hoạt động mua bán.
Đối với hàng phải xin giấy phép nhập khẩu doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục trước khi đưa hàng về cảng. Nếu không sẽ phát sinh nhiều chi phí để thuê kho chứa, thuê bãi đến lúc được cấp giấy phép.
Sau bước xác định loại hàng hóa, hải quan sẽ kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa gồm có: Hợp đồng thương mại; Vận đơn lô hàng; Phiếu đóng gói hàng hóa; Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng; Hóa đơn thương mại và các giấy tờ liên quan khác.
Khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lấy tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải quan. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.
Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng bao gồm: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân bản sao; Vận đơn bản sao; Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu.
Khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hóa thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.(Luồng xanh: doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế; Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng; Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hóa)
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính là thuế nhập khẩu và VAT. Tùy vào một số loại hàng, doanh nghiệp có thể phải nộp thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cuối cùng, doanh nghiệp làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 2 vấn đề như sau: Thuê phương tiện chuyên chở đến để lấy hàng về và thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng. Doanh nghiệp cũng cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực. Nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn.
Người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của cảng để trình các giấy tờ như D/O (Delievery Oder), giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,… Nhân viên sẽ lên hóa đơn và cho bạn thanh toán những khoản phí này. Người đại diện chỉ việc nộp phí và nhận phiếu EIR (Equipment Intercharge Receipt ), tức phiếu giao nhận. Sau đó, tiến hành bốc xếp hàng lên xe và chở về kho.
שירותי ליווי
You should be a part of a contest for one of the most useful websites on the web. I am going to recommend this website!