Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã kéo theo một sự xuất hiện của phân khúc bất động sản mới được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh. Đó là những dự án bất động sản chăm sóc sức khỏe được giới đầu tư săn tìm khá ráo riết dù thị trường bất động sản đang có dấu hiệu lắng xuống.
Tiềm năng phát triển của Bất động sản chăm sóc sức khỏe
Theo phân tích của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar năm 2020, đại dịch Covid 19 từ năm 2020 đã tác động mạnh đến lối sống, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng. Họ ngày càng có ý thức và quan tâm hơn trong việc phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro về sức khỏe.
Do đó, dòng sản phẩm bất động sản chăm sóc sức khỏe đang được chú ý nhiều hơn, dòng vốn đầu tư có xu hướng chảy mạnh về các dự án du lịch chăm sóc sức khỏe – nghỉ dưỡng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, riêng lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe – (Wellness Tourism) toàn cầu đạt 617 tỷ USD năm 2017 và 720 tỷ USD năm 2019, dự kiến tăng lên 816,5 tỷ USD năm 2022 và lên đến 1.127,6 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng trung bình có thể lên đến 20,9%/năm.
Thị trường bất động sản, du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển của thế giới. Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi với nhiều bờ biển, danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa, lịch sử,… thích hợp với nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe của khách du lịch.
Điểm nghẽn trong phát triển bất động sản chăm sóc sức khỏe
Theo các chuyên gia nhận định, lĩnh vực bất động sản chăm sóc sức khỏe vẫn chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của nó. Đại diện của Tổng cục Du lịch cho rằng, loại hình này của Việt Nam còn chưa được khẳng định trên bản đồ du lịch chăm sóc sức khoẻ của thế giới. Các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam nhìn chung còn ít, chưa đa dạng, chưa tương xứng với tiềm năng.
Những năm vừa qua, các dự án về BĐS chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn được tập trung đầu tư tại một số khu vực như Kim Bôi (Hòa Bình), Sa Pa (Lào Cai), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), các khu du lịch, nghỉ dưỡng của Sun Group ở Quảng Ninh, Phú Quốc, … hay ở các khu đô thị như Novaworld Phan Thiết (Bình Thuận), Ecopark (Hà Nội)… Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có thì sự phát triển này vẫn chưa xứng tầm với các nguồn lực Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nói trên. Cụ thể, BĐS, du lịch chăm sóc sức khỏe còn là khái niệm mới tại Việt Nam, chưa được định nghĩa, định hướng rõ ràng, chưa có các tiêu chí – tiêu chuẩn cụ thể, chưa có định hướng chính sách phát triển tổng thể từ quy hoạch đất đai, cơ chế ưu đãi hỗ trợ đầu tư, hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn xác nhận…, cho đến cơ chế liên kết – phối hợp giữa ngành du lịch và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe – y tế – thể thao….
Bên cạnh đó, bất động sản du lịch chăm sóc sức khỏe còn gặp nhiều khó khăn trong nguồn vốn, chất lượng đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực này còn hạn chế cả về nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ phục vụ…
Rõ ràng, khi sức khỏe đang trở thành một biểu tượng mới của sự xa xỉ và xu hướng du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe tăng trưởng bứt tốc sau đại dịch COVID-19, các dự án du lịch chăm sóc sức khỏe như dường như đã trở thành thành điểm đến sáng giá của cư dân và những nhà đầu tư sành sỏi.