Nhờ những nỗ lực trong nhiều năm qua, Việt Nam được coi là địa điểm đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Theo khảo sát của Cushman & Wakefield, hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên trong nhóm các thị trường mới nổi. Việt Nam dẫn đầu với 80% số phiếu bầu và Ấn Độ đứng thứ hai với 75% số phiếu.
Để gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã và đang tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Một số ví dụ điển hình như các hạng mục đầu tư đường cao tốc và cảng biển quan trọng đối với nền kinh tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được cải thiện nhanh chóng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực Logistics – hậu cần ngành công nghiệp.
Bộ Giao thông vận tải đã có kế hoạch hoàn thành đường cao tốc Bắc Nam, giai đoạn đầu tiên của sân bay quốc tế Long Thành, đường ven biển Quảng Ninh – Kiên Giang, các tuyến metro ở cả miền Bắc và miền Nam.
Biến động kinh tế vĩ mô đầu năm nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư. Lãi suất tăng và lạm phát gia tăng đã khiến các nhà đầu tư “chùn chân” và thận trọng hơn khi đánh giá cũng như tiến hành đầu tư lại danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, họ vẫn cam kết các dự án sẽ tiếp tục được triển khai, mặc dù mức độ tăng trưởng chậm. Họ tin rằng các dòng vốn chảy vào thị trường Châu Á – Thái Bình Dương sẽ ổn định lại khi các nhà đầu tư từ Châu Âu, Mỹ dần thích ứng với tình hình hiện tại.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ đầu tư 25% về phân khúc Logistics với 1 tỷ đô và theo sau là phân khúc văn phòng và phi truyền thống. Các nhà đầu tư tin rằng logistics hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Về lĩnh vực nhà ở, phân khúc bất động sản gia đình buộc các nhà đầu tư cần phải có các chiến lược và tầm nhìn xa khi lợi suất thu hẹp. Tại Nhật Bản, dân số đang già hoá nên các nhà đầu tư thúc đẩy nhà ở cho người cao tuổi. Ngược lại, tại Úc các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy và đầu tư vào ngành chăm sóc trẻ em.
Việt Nam ghi nhận một kỷ lục mới với 10,06 tỷ USD vốn từ nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Trong đó, bất động sản là phân khúc đứng thứ hai, chiếm 26% tổng vốn với các nhà đầu tư hàng đầu đến từ Singapore, Nhật Bản, Đan Mạch, Trung Quốc và Hàn Quốc.
“Các loại tài sản công nghiệp và hậu cần, khu đất phát triển, khách sạn và văn phòng đang là những “món hàng” được săn lùng bởi các nhà đầu tư,” theo bà Trang.
Mặc dù nhà đầu tư đang thận trọng hơn, ông Marsden kỳ vọng các lĩnh vực và thị trường ở Châu Á Thái Bình Dương với các yếu tố cơ bản mạnh mẽ sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư trong nước và toàn cầu.