Năm 2023 là một năm khó khăn với mọi doanh nghiệp do phải đối mặt với thời kỳ suy thoái kinh tế lớn nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008.
Suy thoái kinh tế là gì?
Về cơ bản, suy thoái kinh tế hay economic downturn là việc hiệu suất của hoạt động kinh tế của một quốc gia (hay nhiều quốc gia) bị sụt giảm trong nhiều tháng liên tiếp. Còn trong nền kinh tế vĩ mô thì economic downturn được hiểu đơn giản là việc GDP của toàn quốc có chỉ số tăng trưởng âm trong vòng 2 quý liên tục.
Dấu hiệu để nhận biết suy thoái kinh tế
Năm 2023 được dự đoán sẽ diễn ra một cuộc suy thoái kinh tế lớn. Nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và những người đầu tư sở hữu nhiều kinh nghiệm đã đưa ra một số dấu hiệu để nhận biết được đâu là một nền kinh tế quốc gia đang trên đà sắp suy thoái:
Lãi suất trái phiếu tăng cao
Ở thời điểm lạm phát xuất hiện thì số lượng trái phiếu được mua vào tăng lên. Lúc này, có nhiều người sợ tiền bị mất giá và khoản vay bị đánh lãi nhiều hơn do ngân hàng phải nâng lãi suất thu lại tiền. Do vậy mà các nhà đầu tư sẽ dịch chuyển đầu tư sang các kênh đầu tư an toàn hơn như tín phiếu, tiết kiệm ngân hàng… Điều đó khiến lãi suất trái phiếu tăng cao.
Mặt khác, đường cong lãi suất của trái phiếu có khả năng thể hiện được sự ảnh hưởng của thị trường tới nền kinh tế. Vì khi lạm phát tăng, theo nguyên tắc phát triển dòng tiền, lãi suất dài hạn bắt buộc phải cao hơn lãi suất ngắn hạn.
Song, nếu như lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn thì sự phát triển của dòng tiền lại đi theo chiều hướng ngược lại. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ số tăng trưởng kinh tế sụt giảm, nền kinh tế phát triển âm.
Siết chặt tín dụng
Thắt chặt/siết chặt tín dụng là dấu hiệu nổi bật nhất để chúng ta biết sắp có một cuộc suy thoái kinh tế diễn ra trong tương lai. Nếu như có ngân hàng thực hiện việc thắt chặt tín dụng thì điều này đồng nghĩa với việc hạn mức tăng trưởng – “room” tín dụng đang dần cạn kiệt.
Hay nói cách khác, nó cho thấy các ngân hàng đang gặp phải tình trạng khó xoay vòng nguồn vốn. Từ đó, có ảnh hưởng đến kinh tế của quốc gia, lạm phát tăng nhanh, suy thoái kinh tế diễn ra.
Có khả năng gánh chịu nợ xấu
Chính tỷ lệ không có/thiếu việc làm tăng cao, lương trả cho lao động thấp tại thời điểm lạm phát có diễn biến phức tạp, sẽ làm tăng khả năng xuất hiện nợ xấu đối với mỗi cá nhân. Mặt khác, nếu như chính phủ thiếu khả năng chi trả thì cũng phải đi vay quốc gia khác. Và trong một khoảng thời gian nhất định, khi nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ như vậy sẽ gây ra nợ xấu.
Xu hướng thu hẹp kinh doanh của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp có hoạt động thu hẹp kinh doanh, lựa chọn giải pháp tối ưu là sáp nhập hay giải thể. Việc này tạo ra tình trạng tái cơ cấu lao động, trong đó có cắt giảm nhân sự, thất nghiệp và thiếu việc làm tăng nhanh… Đây là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của một quốc gia sắp bị suy thoái.
Bởi thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội đều có ảnh hưởng tới GDP trong nước. Và tất nhiên, nếu như một hay nhiều cá nhân không có thu nhập thì cũng có nghĩa rằng GDP quốc nội giảm. Do đó mà khi ở trong thời điểm suy thoái kinh tế, càng nhiều nhà đầu tư suy nghĩ không biết suy thoái kinh tế nên đầu tư gì để thu hồi lại vốn một cách nhanh nhất?
Song song với giai đoạn suy thoái kinh tế, doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự kết thúc của đợt tăng giá kéo dài 13 năm, tỷ lệ lạm phát cao, căng thẳng địa chính trị.
Doanh nghiệp có thể làm gì để vượt qua thời kỳ suy thoái?
Cắt giảm một lần và cắt giảm sâu
Đây là một câu ngạn ngữ cũ dành cho bất kỳ ai đã trải qua thời kỳ suy thoái nhưng cũng là một lời nhắc nhở đối với các chủ doanh nghiệp. Cách tối ưu nhất là nên cắt giảm một lần và cắt giảm sâu hơn là thực hiện nhiều lần cắt giảm trong khoảng thời gian ngẫu nhiên – điều này sẽ tác động trực tiếp và tiêu cực đến niềm tin và sự tin tưởng của nhân viên đối với nhà lãnh đạo và doanh nghiệp của họ.
Quan trọng hơn, trước bất kỳ quyết định nào về số lượng nhân sự, điều quan trọng là phải thiết lập một phòng chiến lược (war room) nơi CEO ngồi lại với ban lãnh đạo và HR để xem xét kỹ lưỡng các quyết định tài chính và nhân sự. Do các thị trường ở Đông Nam Á có bộ luật lao động, khu vực pháp lý và tiêu chuẩn riêng, nên sẽ khó xem xét lại hơn sau khi quyết định về số lượng nhân viên được đưa ra và thông báo.
Tập trung vào việc mang lại giá trị
Các thông tin về cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp mà còn tác động đến tâm lý của khách hàng. Họ có thể trở nên lo lắng và ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng. Thay vì việc quá tập trung vào mục tiêu doanh số trong giai đoạn này, hãy tìm cách mang lại giá trị nhiều hơn cho họ. Để khách hàng có thể hiểu rằng việc đầu tư hiện tại của họ là đáng giá.
Có thể thấy, việc tạo thêm giá trị cho khách hàng là phương pháp tồn tại lâu dài và bền vững của doanh nghiệp không chỉ trong giai đoạn khó khăn này. Giá trị chính là một khoản đầu tư đáng giá để có được sự ưu tiên và ủng hộ dài hạn từ khách hàng.
Nâng cao kỹ năng và đào tạo chéo đội ngũ
Một doanh nghiệp có khả năng thích nghi với mọi điều kiện thị trường có khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng những thay đổi mà thị trường đó tạo ra. Nhưng điều đó chỉ thực hiện được khi tổ chức đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng và đào tạo chéo đội ngũ. Việc này giúp cho đội ngũ của doanh nghiệp luôn sẵn sàng đảm nhiệm những vai trò hoặc trách nhiệm mới khi doanh nghiệp cần thay đổi quy trình hoặc cơ chế theo biến đổi của thị trường.
Để đảm bảo rằng các chủ đề đào tạo của doanh nghiệp đang đúng hướng trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, hãy xác định những vấn đề gây cản trở việc bán hàng thành công. Các vấn đề đó có thể là: thời gian khởi động bán hàng chậm trễ, giao dịch phức tạp, chu kỳ bán hàng dài, gặp những trở ngại trong quá trình bán,…Từ những vấn đề hiện hữu để tạo ra các modules đào tạo cho phù hợp với các đại diện bán hàng.
Đặt kỳ vọng hiệu suất rõ ràng
Là một nhà quản lý hay lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần đặt ra mục tiêu chính xác cho đội ngũ bán hàng để doanh nghiệp có thể vượt qua mọi điều kiện của thị trường. Điều này có nghĩa là bạn cần đảm bảo trách nhiệm bán hàng cốt lõi được định nghĩa rõ ràng.
Hãy cho đội ngũ bán hàng thấy họ có thể đạt được những mục tiêu đó. Người đứng đầu cần hỗ trợ định hướng rõ ràng cho hiệu suất và mục tiêu, sau đó mô hình hoá chúng. Người lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình này.
Tự động hóa các tác vụ để tối đa hóa hiệu quả
Tự động hoá là công việc để giảm thiểu thời gian, công sức và sai sót của con người. Việc tự động hoá trong kinh doanh giúp doanh nghiệp tập trung vào các công việc cần thiết. Các nhà quản lý bán hàng trên thế giới như Belal Batrawy – người đứng đầu Go to Market tại CTM Buddy triển khai công nghệ giúp tập trung vào các hoạt động bán hàng có hiệu quả cao thay vì các hoạt động thủ công.
Trong bối cảnh thị trường đứng trước nguy cơ suy thoái, các hoạt động tự động hóa quy trình kinh doanh hay các phản hồi tự động chính là phương pháp tối ưu giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp. Đồng thời, việc tự động hoá có thể tiết kiệm thời gian, chi phí nguồn nhân lực mà doanh nghiệp nào cũng đang muốn tiết kiệm trong thời gian này.
Xem xét và giải quyết trọng tâm của vấn đề
Việc suy thoái kinh tế xảy ra có buộc doanh nghiệp phải hành động một cách quyết liệt. Kể cả trong việc điều chỉnh ngân sách thu chi hay tối ưu lại các quy trình bán hàng, marketing hay dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, đôi khi việc quyết liệt sai hướng cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc đầu tiên để giải quyết triệt để một vấn đề đó là giải quyết nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó.
Đảm bảo phúc lợi của nhân viên để doanh nghiệp có thể tăng trưởng lâu dài
Lòng trung thành, tinh thần nhiệt huyết của nhân viên có thể bị suy giảm trong thời điểm nền kinh tế đang có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của công ty. Lori Richardson khuyến khích các nhà lãnh đạo nên tập trung vào việc hỗ trợ và nâng cao tinh thần cho đội ngũ của mình.
Mọi nhân sự trong công ty đều có mong muốn được lắng nghe và trao quyền. Cho nhân viên bán hàng có thời gian để nghỉ ngơi hay nạp năng lượng sau mỗi chiến dịch bán hàng căng thẳng hay những dự án dịch vụ kéo dài. Tuy nhiên, thời điểm này khi mà các doanh nghiệp đang thắt chặt ngân sách chi tiêu, hãy tìm ra những sự khuyến khích mang ý nghĩa tinh thần, thúc đẩy năng lượng cho nhân viên như: bảng vinh danh, thư chúc mừng,…
Tập trung vào những vấn đề doanh nghiệp có thể kiểm soát
Nhu cầu của khách hàng đang thay đổi vì những lo lắng về lạm phát hay nguy cơ thất nghiệp tăng cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần ưu tiên những vấn đề mà doanh nghiệp có thể kiểm soát. Một công ty không thể kiểm soát hệ thống tài chính của cả thế giới, nhưng có thể xác định và kiểm soát những điều đang diễn ra trong doanh nghiệp. Hãy tìm lý do cho dẫn đến những cuộc bán hàng thất bại.